Top 6 Javascript Framework Tốt Nhất 2022

Các framework ngày nay đã trở nên phổ biến trong phát triển web vì chúng cung cấp các component, model, code separation system, v.v. giúp việc lập trình trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được framework phù hợp và tối ưu nhất cho đặc thù của từng dự án? Tham khảo top 6 framework gợi ý trong bài viết dưới đây để có thêm lựa chọn nhé!

JavaScript Framework là gì?

JavaScript Framework là các nền tảng, công cụ đã được thử nghiệm và kiểm tra, dùng để xây dựng các scalable web applications. Chúng chứa một bộ sưu tập các thư viện code JavaScript với các bộ mã viết sẵn được dùng cho các tính năng và nhiệm vụ lập trình tiêu chuẩn.

Các thư viện JavaScript đề cập đến packaged code, methods và functions có thể sử dụng lại hoặc dùng cho mục đích khác nhau. Mặt khác, JavaScript Framework giúp định hình giao diện thiết kế của ứng dụng cũng như việc sử dụng các code trong đó. Thay vì đưa ra các solution duy nhất, các framework này sẽ cung cấp một tập hợp các bản mẫu (blueprints) để xây dựng các ứng dụng web.

Các framework đã trở thành công cụ thường xuyên của các lập trình viên JavaScript. Bởi thay vì phải xây dựng nhiều lần cùng một tính năng cho các trang web khác nhau thì các framework cho phép bạn tạo các component có thể được sử dụng lại nhiều lần trên ứng dụng web.

Chức năng của JavaScript Framework

JavaScript Framework định hướng cho lập trình viên xây dựng các ứng dụng phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bằng cách cung cấp một hệ sinh thái với các công cụ có khả năng cải thiện trải nghiệm của họ. Các framework này cũng cho phép họ bổ sung các tính năng như kiểm tra và linting để đảm bảo lập trình viên đang thao tác với các bộ code không có lỗi. 

Cấu trúc của các framework quyết định cách mà các lập trình viên xây dựng các ứng dụng của mình và cho phép trừu tượng hóa các phần khác nhau trên giao diện người dùng thành các component có thể duy trì và dùng lại một cách độc lập, đơn giản hóa việc tạo ra các ứng dụng có tính tương tác cao. 

Ngoài ra, các framework cũng cho phép các lập trình viên: 

  • Thao tác với giao diện người dùng dựa trên dữ liệu 
  • Giải quyết các vấn đề phổ biến liên quan tới frontend
  • Viết code dễ đọc và có thể maintainable 
  • Sử dụng lại các component phổ biến cho các giao diện khác 
  • Truyền đạt ý tưởng và pattern bằng một ngôn ngữ chung 
  • Chuẩn hóa các UI element như màu sắc, nút và typography 

Các JavaScript Framework cho phép bạn sử dụng các ngôn ngữ dành riêng cho miền như TypeScript, JSX và Handlebars để giữ cho code “sạch” và tinh gọn hơn. Đồng thời, chúng cùng mang đến trải nghiệm tốt hơn cho lập trình viên khi tích hợp các công cụ giúp kiểm tra và debug code. Tương tự, các framework cũng tự động hóa việc cài đặt, cập nhật và cấu hình thư viện, package và công cụ, làm cho chúng ít phức tạp và hạn chế lỗi hơn việc chỉ sử dụng JavaScript thông thường.

Top 6 JavaScript frameworks phổ biến nhất hiện nay

1. React

undefined

Được phát triển bởi Facebook vào năm 2013, React là thư viện được sử dụng nhiều nhất hiện nay theo khảo sát State of JavaScript 2021. 

React.js giúp lập trình viên hiệu chỉnh UI trên các ứng dụng tương tác hiệu quả hơn bằng cách áp dụng thay đổi tức thì cho các element thay vì cập nhật tất cả cùng lúc như nhiều thư viện khác vẫn làm. các lần xuất hiện cùng một lúc như các thư viện khác. Đồng thời, nền tảng này cũng hỗ trợ việc sử dụng các DOM (document object model) ảo để cập nhật nhanh nội dung trang web. 

Đặc trưng: 

  • React component: React chia trang của bạn thành nhiều component. Mỗi component là một phần của UI và có logic cũng như thiết kế riêng, giúp chúng dễ tiếp cận và dùng lại nhanh hơn.
  • Virtual DOM: là một giao diện lập trình ứng dụng ảo trình bày dữ liệu dạng sơ đồ cây, chia dữ liệu thành các module chứa chứa một nút cho mỗi UI element độc lập có trong tài liệu. Điều này đảm bảo rằng khi tải lại trang, giao diện sẽ chỉ làm mới một phần của nó chứ không phải toàn bộ trang web.
  • JSX: viết tắt của Javascript XML, một template language nhưng mang hầu hết tính năng của Javascript, cho phép viết các đoạn code HTML trong React một cách dễ dàng và có cấu trúc hơn.
  • Declarative UI: Cú pháp kiểu HTML của JSX cho phép bạn kiểm soát flow và trạng thái trong ứng dụng bằng cách quyết định component trông như thế nào.

2. Vue.js

undefined

Vue được tạo vào năm 2014 bởi Evan You, cựu nhân viên của Google với mục đích trở thành một framework kết hợp các tính năng tốt nhất của Angular và React. Vue giữ lại cú pháp mẫu của Angular và cơ chế liên kết dữ liệu data binding, props và cách tiếp cận dựa trên dữ liệu của React.

Vue trang bị cho các lập trình viên kiến thức về HTML, CSS và JavaScript để tạo các SPA cấp doanh nghiệp, các ứng dụng đa nền tảng và tích hợp chúng vào các dự án mới hoặc đã có bằng cách sử dụng HTML hoặc JSX.

Đặc trưng

  • Animated transitions (Chuyển tiếp động): Vue cung cấp nhiều cách khác nhau để áp dụng các hiệu ứng chuyển tiếp cho các phần tử HTML khi thêm hoặc cập nhật chúng từ DOM. Bạn cũng có thể tích hợp thư viện animation của bên thứ ba để có nhiều tương tác hơn.
  • Templates: Vue cung cấp các mẫu HTML liên kết DOM với dữ liệu cá thể của Vue. Nó biên dịch các mẫu vào DOM ảo dưới dạng HTML có thể được phân tích cú pháp và hiển thị bởi tất cả các trình duyệt.
  • Vue routing: cho phép người dùng chuyển đổi giữa các trang mà không cần refresh, giúp điều hướng dễ dàng và nhanh hơn.
  • Directives: là những chỉ lệnh, hướng dẫn có khả năng tự liên kết với một thuộc tính trên một phiên bản Vue. Các directive cấp phép cho VueJS thao tác trực quan với ứng dụng để thay đổi những gì người dùng nhìn thấy về mặt giao diện. 

3. Svelte

undefined

Được tạo bởi Rich Harris vào năm 2016, Svelte.js là một JavaScript Framework mở giúp đơn giản hóa việc tạo các ứng dụng web tĩnh một cách nhanh chóng bằng cách biến mã thô thành giao diện người dùng đẹp mắt và có tính tương tác cao. 

Svelte biên dịch code thành các module JavaScript nhỏ, độc lập, đảm bảo rằng trình duyệt thực hiện ít công việc nhất có thể, dẫn đến thời gian tải nhanh hơn.

Đặc trưng

  • Không có DOM ảo: Svelte hoạt động trực tiếp trên code mà không có DOM và nó chuyển phần lớn quá trình xử lý code sang giai đoạn biên dịch, đạt được tốc độ nhanh hơn các framework khác.
  • Khả năng phản ứng: Svelte chuyển đổi các component thành các DOM operations, tự phản ứng với các thay đổi dữ liệu và hiển thị các thay đổi dưới dạng code JavaScript.
  • Yêu cầu ít mã hơn: Svelte yêu cầu ít dòng code hơn React và Vue, tối ưu thời gian viết mã cho lập trình viên.
  • Module CSS: Svelte đảm bảo tính nhất quán của thiết kế trên các trang và ứng dụng bằng cách xác định phạm vi và tạo tên class duy nhất.

4. Angular.js

undefined

Được tạo bởi Google vào năm 2010, Angular là một framework dựa trên component. Nó cung cấp cho các lập trình viên một bộ sưu tập các thư viện và công cụ tích hợp để phát triển, kiểm tra và cập nhật code. Điều này khiến Angular trở thành một lựa chọn tối ưu để xây dựng và triển khai các ứng dụng web.

Angular kết hợp các declarative templates, dependency injection, solid end-to-end tooling và một bộ tích hợp các phương pháp hay nhất để giải quyết các vấn đề về lập trình.

Đặc trưng

  • Liên kết dữ liệu hai chiều: Liên kết hai chiều của Angular đại diện cho  model layer, vì vậy nếu bạn thay đổi model, người dùng có thể thấy các thay đổi này trong chế độ xem tự động.
  • Dependency injection: Mô hình lập trình này cho phép các class, component và module hoạt động phụ thuộc lẫn nhau trong khi vẫn duy trì tính nhất quán của code, giảm tần suất thay đổi các class.
  • MVC architecture: Loại architecture này tách biệt logic ứng dụng khỏi UI layer, giảm bớt các thao tác không cần thiết và tiết kiệm thời gian viết code.

5. Ember

undefined

Được tạo ra vào năm 2011 bởi Yehuda Katz, Ember là một MVC (Model-view-Controller) framework mà các lập trình viên có thể sử dụng để phát triển cả ứng dụng dành cho máy tính để bàn, thiết bị di động cũng như single-page applications.

Ember.js cung cấp binding syntax mới bằng cách sử dụng HTMLBars template engine, một superset của Handlebars templating engine tự động cập nhật bất kỳ thay đổi dữ liệu có liên quan nào.

Đặc trưng

  • Handlebars syntax: Handlebars là một templating language. Nó sử dụng một template và một đối tượng đầu vào (input object) để tạo HTML hoặc các định dạng văn bản khác. Các Handlebars templates trông giống như một văn bản thông thường với các biểu thức được nhúng sử dụng handlebar syntax “{{}}”.
  • Ember Inspector tool: Công cụ này cho phép các lập trình viên kiểm tra Ember code, xem trạng thái của Ember app đang chạy và debug ứng dụng một cách nhanh chóng.
  • Ember-simple-auth: Tính năng này cho phép bạn quản lý authentication và authorization. Nó tóm tắt các common patterns và tích hợp với các security addons khác để xác thực tốt hơn.
  • Trình khởi tạo ứng dụng: hoạt động khi ứng dụng khởi động và định hình dependency injection trong ứng dụng. 

6. Backbone.js

undefined

Được tạo bởi Jeremy Ashkenas vào năm 2010, BackboneJS là một JavaScript framework tối giản, hướng sự kiện cho phép bạn phát triển và cấu trúc các ứng dụng client-side của mình trong trình duyệt web. Nó cung cấp một MVC framework trừu tượng hóa dữ liệu thành các mô hình; liên kết các mô hình này bằng cách sử dụng các events cho phép các lập trình viên xây dựng UI linh hoạt với ít code hơn.

Khi xử lý DOM, Backbone.js áp dụng phong cách lập trình mệnh lệnh để mô tả cách đạt được những gì bạn muốn, tương phản với phong cách lập trình khai báo của các framework khác.

Đặc trưng

  • Các hàm JavaScript: Các hàm trong Backbone hoạt động như các building blocks của ứng dụng JavaScript và cung cấp các key-value binding và các tùy chỉnh điều kiện.
  • Mã nguồn mở: Backbone là một dự án mã nguồn mở miễn phí với hơn 100 thư viện miễn phí để bạn lựa chọn.
  • Cho phép phát triển đa nền tảng: Backbone cho phép các lập trình viên tạo các ứng dụng hoạt động trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau.

Các framework có xu hướng phát triển 

undefined

Redwood.js

Được tạo ra vào năm 2020, Redwood là một full-stack framework được đánh giá cao, cung cấp workflow được chuẩn hóa và có thể triển khai ứng dụng bằng một lệnh git push đơn giản. Nó kiểm soát phía dữ liệu của ứng dụng và có sự tách biệt rõ ràng về giao diện cho cả frontend và backend.

Đặc trưng

  • Opinionated framework: Redwood muốn bạn xây dựng các ứng dụng web bằng cách sử dụng công cụ dựa trên Jamstack. Nó cung cấp cho các lập trình viên một cách mặc định để định dạng mã, tổ chức các tệp và sử dụng Webpack và Babel.
  • Serverless functions: Redwood tận dụng API GraphQL với các chức năng serverless backend chạy trên Amazon Lambda. Logic chính trong Redwood được viết dưới dạng các dịch vụ đại diện cho một API endpoint.
  • Được xây dựng dựa trên React: Redwood không khó để thành thạo nếu bạn đã biết React. Nó được xây dựng dựa trên quy trình phát triển của React để cung cấp cho các lập trình viên một cách xây dựng ứng dụng web quen thuộc.
  • Services layer: Redwood tóm tắt tất cả logic thành một services layer. Layer này có thể được truy cập thông qua các API GraphQL và các serverless functions.

Remix

Được tạo ra vào năm 2020 bởi Michael Jackson và Ryan Florence, Remix đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Ý tưởng đằng sau Remix là mọi thứ đều là server-side rendering (SSR). Dữ liệu được hiển thị trên server và được phân phát cho client-side bằng cách sử dụng càng ít JavaScript càng tốt.

Đặc trưng

  • Nâng cao liên tục: Remix thực hiện SSR theo mặc định, nhưng khi JavaScript không có sẵn, người truy cập sẽ không nhận được trang trống; thay vào đó, họ nhận được cùng một tài liệu HTML với raw HTML experience.
  • Built-in forms: Mặc dù là một JavaScript framework, Remix cũng có thể sử dụng AJAX để cho phép gửi biểu mẫu mà không cần tải lại trang.
  • Nested pages: Các trang bên trong route folder được lồng trong route thay vì tách biệt; bạn có thể nhúng các components vào trang mẹ, giúp ít lỗi hơn và thời gian tải nhanh hơn.

Kết luận

Là một lập trình viên, bạn có thể cảm thấy hơi choáng ngợp trước số lượng các framework khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều công ty sử dụng chúng như một phần của công cụ tiêu chuẩn của họ, việc có kỹ năng trong một hoặc nhiều framework sẽ mang lại lợi thế cho bạn. Nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào với các framework, hãy thử bắt đầu bằng cách học một hoặc hai framework và học thêm các framework khác khi bạn cảm thấy thoải mái hơn. Chúc bạn sớm thành thạo và chinh phục các framework này!

Nguồn: https://snipcart.com/blog/javascript-frameworks 


Ánh Nguyễn

You Might Also Like


0 Comment


    Would you like to share your thoughts?

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    This field is required.
    Please provide a valid email address.
    This field is required.